“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô

16-05-2024 21:56

Cơn biến động giá vàng trong thời gian khiến giới đầu tư “bừng tỉnh” khi nhận ra rằng để mua 1 lượng vàng thời điểm này, họ phải gần gấp đôi số tiền so với năm 2019. Trong khi đó, giá bất động sản so với năm 2019 có biên độ tăng chung khoảng từ 30-40%. Điều này lý giải cho sức nóng đang lan dần từ phân khúc cao tầng sang thấp tầng tại Hà Nội.

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô- Ảnh 1.

Vàng tăng sốc, dòng tiền "ghim" lại bất động sản

Chỉ trong thời gian ngắn, giá vàng SJC biến động với biên độ rất mạnh, tăng giảm 5-7 triệu đồng mỗi lượng. Tính đến ngày 15/5/2024 vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng mỗi lượng trước phiên đấu thầu vàng ngày 16/5, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng miếng tăng bất thường đã khiến người dân vẫn đổ xô nhau mua bán khiến thị trường trở nên bất ổn.

Mặc dù giá vàng tăng sốc nhưng theo đánh giá của giới đầu tư giá vàng tăng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản thấp tầng. "Việc giá vàng leo thang, bất ngờ là không hề làm dịch chuyển dòng tiền đầu tư địa ốc sang vàng", Ông Đoàn Quốc Duyệt, Giám đốc Công ty Tín Thành từng cho biết trên truyền thông.

Vị này cũng nhận định, có thể các nhà đầu tư tài chính như chứng khoán, ngoại tệ sẽ cân nhắc chuyển một phần dòng vốn sang vàng nhưng các nhà đầu tư bất động sản sẽ vẫn kiên định trong giai đoạn này.

Cùng quan điểm với ông Tín, các chuyên gia cũng phân tích thêm khi đổ tiền vào bất động sản, xác định được giá trị sản phẩm ở một khu vực thì giới đầu tư có thể kiểm soát biên độ lợi nhuận mong đợi. Trong khi đó, sự biến động của giá vàng phụ thuộc quá lớn vào tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu, biến động nhanh và khó kiểm soát hơn.

Bên cạnh đó, thói quen tích trữ vàng nay chỉ còn ở một bộ phận người dân, chủ yếu là người cao tuổi và dân kinh doanh buôn bán. Việc vàng liên tục tăng giá có tác động mạnh đến tâm lý nhiều người. Người tiêu dùng cùng sẽ thận trọng hơn trong việc mua vào tích trữ vàng lúc này.

"Chúng ta thấy vàng đã tăng chóng mặt suốt thời gian vừa qua nhưng không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Từ đầu năm 2024 đến nay phân khúc căn hộ chung cư cũng nhanh chóng hút dòng tiền bất chấp đà tăng giá của vàng. Điều đó cho thấy, BĐS vẫn là kênh đầu tư bền vững", ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Sau sóng chung cư, giới đầu tư dồn tiền vào sản phẩm thấp tầng

Quan sát thực tế trên thị trường bất động sản cho thấy, sau cơn sốt của chung cư, giới đầu tư đang săn lùng phân khúc bất động sản còn nhiều dư địa sinh lời và là điểm trú ẩn an toàn bền vững cho dòng vốn. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Dung, Tổng giám đốc Công ty CP Bất bộng sản G.Empire lý giải, sức mua quay trở lại với thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội là tất yếu sau khi phân khúc chung cư đã sốt nóng và tăng giá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.

"Sức nóng của thị trường đang lan dần sang phân khúc nhà thấp tầng. Qua nghiên cứu các nhóm khách hàng, chúng tôi thấy rằng giới nhà giàu và siêu giàu họ đặc biệt yêu thích và thường lựa chọn các sản phẩm đầu tư mang lại dòng tiền như biệt thự, nhà liền kề, được sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận cao và an toàn", bà Dung khẳng định.

Một nguyên nhân nữa khiến giá biệt thự, liền kề tăng dự báo sẽ còn tăng mạnh được bà Dung chỉ ra là do chi phí đầu vào đầu tư phát triển dự án tăng mạnh. Trong đó, chi phí tiền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vốn, lãi suất vay ngân hàng, thời gian chờ thủ tục pháp lý kéo dài khiến giá bán tăng. Đặc biệt, sắp tới khi Luật Đất đai 2024 dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2024 sẽ tiếp tục đẩy giá bất động sản tăng khi định giá đất sẽ sát hơn với giá thị trường, đẩy chi phí về tiền sử dụng đất của doanh nghiệp tăng cao.

Bên cạnh những yếu tố trên, theo chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản Trần Minh, giá biệt thự, nhà liền kề Hà Nội tăng mạnh gần đây có sự đóng góp rất lớn của việc một lượng lớn các nhà đầu tư bất động sản đang tập trung tại thị trường này.

"Nhóm nhà đầu tư tại Hà Nội là số một cả nước cả về số lượng, độ nhanh nhạy về thông tin và am hiểu thị trường. Sau thời gian dài đi đầu tư khắp cả nước, thời gian gần đây, họ đang rút về Hà Nội để tìm kiếm cơ hội. Việc nhóm các nhà đầu tư mua đi bán lại với một lượng tiền lớn đã làm thị trường bất động sản tạo lập mặt bằng giá mới. Sau sự sốt nóng của phân khúc chung cư, biệt thự, nhà liền kề chính là điểm nóng tiếp theo của thị trường", ông Minh khẳng định.

Sở hữu vị trí đắc địa bởi nằm giữa hai tuyến đường Lạc Long Quân và Võ Chí Công thuận tiện di chuyển ra sân bay Nội Bài, đồng thời dễ dàng di chuyển đến các tuyến đường lớn như: đường Âu Cơ, Võ Chí Công, Lạc Long Quân hay vào trung tâm phố cổ Hoàn Kiếm,... Khu vực Tây Hồ Tây đang sở hữu mặt bằng giá bất động sản thuộc diện gần như đắt đỏ bậc nhất ở Thủ đô.

Dù giá biệt thự liền kề khu vực Tây Hồ Tây khá "bỏng tay" nhưng hiện nay nguồn cung vẫn rất eo hẹp. Theo số liệu thống kê của Savills Việt Nam, nguồn cung nhà biệt thự, liền kề đang thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nguồn cung thấp do quỹ đất đẹp đã hết, cùng với đó tắc pháp lý. Tuy nhiên, cũng do một phần các chủ đầu tư đang "chờ đợi" chưa ra hàng. 

Tại khu vực Tây Hồ Tây, dù quỹ đất còn nhưng thị trường từ đầu năm 2024 đến nay chỉ có duy nhất dự án biệt thự Kita Capital có hàng mở bán ra thị trường. Được biết, dự án này bao gồm hơn 80 căn biệt thự được vận hành theo mô hình Semi – compound với phong cách thiết kế đậm chất Châu Âu. Theo đại diện đơn vị bán hàng cho biết, hiện số lượng căn biệt thư còn lại không nhiều, đang trở thành "hàng hiếm" được giới đầu tư săn đón.

“Bỏ qua” cơn sốt vàng, giới bất động sản tìm kiếm “sóng” biệt thự Thủ đô- Ảnh 2.

Sức nóng của thị trường đang lan dần sang phân khúc nhà thấp tầng.

Tiết lộ với chúng tôi, Chủ tịch một Tập đoàn bất động sản lớn tại Hà Nội đang sở hữu quỹ đất biệt thự đáng mơ ước tại khu vực Tây Hồ Tây – Ciputra cho biết doanh nghiệp chưa ra hàng do muốn chậm lại một chút, sàng lọc kỹ lưỡng sản phẩm khi giá thị trường đang biến động theo ngày. "Nếu cách đây 3-4 năm, mức giá biệt thự Tây Hồ Tây chỉ khoảng 200 triệu đồng/m2 thì nay mức giá trung bình đã tăng khá cao, tuy nhiên so với độ tăng chóng mặt của giá vàng như hiện nay thì dư địa tăng giá của biệt thự Tây Hồ còn rất lớn".

Chia sẻ thêm về phân khúc sản phẩm, vị này cho biết khu vực Tây Hồ Tây – Ciputra vốn dành cho giới siêu giàu. Tuy nhiên, trước đây các sản phẩm biệt thự, liền kề chỉ xây lên đơn giản rồi bán, chưa tạo được những đặc quyền dịch vụ cho giới thượng lưu. Chính vì vậy, doanh nghiệp của ông sẽ đưa ra những sản phẩm mang tính độc tôn, chưa bao giờ có trên thị trường.

Theo đánh giá của giới phân tích dù giá đang tăng mạnh nhưng cung ít, cầu nhiều sẽ còn khiến biệt thự, liền kề khu vực Hồ Tây đắt giá sẽ còn tăng mạnh trong bối cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm đắt đỏ bậc nhất Hà Nội. Và rất có thể, thị trường sẽ chứng kiến những "kỷ lục" giá mới chưa từng thấy xuất hiện tại khu Tây Hồ Tây – Ciputra.

Nam Anh

Đời sống Pháp luật

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Nhadatban24h.vn không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

Đóng